HỌC NGHỀ CÔNG NGHÊ SẢN XUẤT BỘT GIẤY VÀ GIẤY - LĨNH HỘI TRI THỨC, HƯỚNG TỚI THÀNH CÔNG
1. GIỚI THIỆU
Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy là quá trình chuyển các loại nguyên liệu thực vật thành các sản phẩm bột giấy và giấy. Trong quá trình sản xuất giấy có nhiều loại nguyên liệu, nhiều công nghệ và quy trình khác nhau được sử dụng để tạo ra nhiều sản phẩm giấy khác nhau, phục vụ trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy là một ngành sản xuất quan trọng của nền kinh tế. Giấy có tầm quan trọn rất lớn đối với đời sống con người. Giấy được sử dụng rộng rãi trong việc viết, in ấn, đóng gói, quảng cáo và nhiều mục đích sử dụng khác. Ngoài ra giấy còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường khi sử dụng các vật liệu đóng gói bằng giấy thay cho các vật liệu khác và sử dụng các nguyên liệu tái chế và quản lý bền vững.
Học nghề Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy, người học sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn về các quá trình công nghệ, vận hành thiết bị sản xuất giấy từ đó người học có thể làm chủ quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Máy xeo giấy Pilot
Học nghề Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy ở trường cao đẳng Công Thương Phú Thọ, đây là ngôi trường duy nhất ở Việt Nam đào tạo lao động cho ngành sản xuất bột giấy và giấy ở các cấp trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. Trong 50 năm qua nhà trường đã đào tạo hàng nghìn lao động có tay nghề cao, các kĩ thuật viên trung cấp, cao đẳng cho ngành giấy. Nhà trường trang bị các phòng học lí thuyết khang trang, các xưởng thực hành với đầy đủ các thiết bị hiện đại như: Phòng thực hành sản xuất bột giấy, phòng thực hành sản xuất giấy, Phòng kiểm nghiệm bột giấy, phòng kiểm tra tính chất giấy. Ngoài ra nhà trường còn có một máy xeo giấy Pilot để phục vụ cho học sinh, sinh viên thực hành nghề
2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp giấy, chương trình đào tạo nghề Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy được cập nhật và đổi mới định kỳ để học sinh, sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng. Học sinh, sinh viên được đào tạo các kiến thức cơ bản về Hóa đại cương, hóa phân tích, các kiến thức chuyên môn nghề như Xử lý nguyên liệu, Công nghệ sản xuất bột giấy, Chuẩn bị bột và các hóa chất phụ gia, Công nghệ sản xuất bột giấy, Công nghệ sản xuất giấy, Kiểm nghiệm bột giấy và giấy, Thiết bị ngành giấy, xử lý môi trường trong công nghiệp giấy… Bên cạnh các môn học chuyên môn nghề, chương trình học còn có các môn học cung cấp cho người học các kĩ năng về ngoại ngữ, tin học, về thực hành 5S, văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp.
Giờ thực hành sản xuất giấy
3. ƯU THẾ CỦA NGÀNH VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM
Theo đánh giá của các chuyên gia ngành giấy, Hiệp hội giấy Việt Nam, doanh nghiệp sản xuất giấy thì hiện nay nguồn nhân lực ngành giấy đang thiếu trầm trọng. Hiện nay, ngành giấy có gần 500 doanh nghiệp, với số lao động trực tiếp khoảng 50.000 người, trong đó, gần 100 doanh nghiệp có dây chuyền thiết bị hiện đại. Ngành giấy còn là một trong những ngành có tốc độ phát triển cao trong thời gian qua, đóng góp hiệu quả cao cho nền kinh tế. Trong những năm gần đây, ngành Giấy Việt Nam có tốc độ phát triển trung bình khoảng 11-14%/năm. Bên cạnh đó, việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, đặc biệt như: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ mang lại cơ hội xuất khẩu lớn cho ngành Giấy của Việt Nam. Hiện tại, có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành công nghiệp giấy Việt Nam (Hồng Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Đức, Thái Lan..) . Số các doanh nghiệp hiện đại, công suất lớn ngày càng tăng lên. Trước những thay đổi đối với ngành công nghiệp giấy Việt Nam, đang cần một nguồn nhân lực có chuyên môn rất lớn.
Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học
Học sinh, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ sản xuất bột giấy và giấy có thể làm việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh tại các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy, các doanh nghiệp kinh doanh hóa chất, thiết bị ngành giấy, hoặc có thể làm việc ở các cơ quan có nhu cầu công tác liên quan đến sản phẩm giấy như nhà máy in, viện đo lường… Đặc biệt sau khóa học người học có thể tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, tích lũy kinh nghiệm để nắm giữ các vị trí chủ chốt như tổ trưởng tổ sản xuất, trưởng ca, đốc công phân xưởng, công nhân vận hành máy giấy.
4. CÁN BÔ GIẢNG DẠY
Stt | Học Hàm | Họ Và Tên | Chức vụ | Email | Giảng dạy |
1 | ThS | Hồ Thị Thúy Liên | Trưởng khoa | hothuylien@gmail.com | Hóa học gỗ & Cellulose Chuẩn bị bột và chất phụ gia Tái chế giấy loại Xử lý bề mặt giấy |
2 | ThS | Lưu Trung Thành | P.Trưởng khoa | Luthanhthanh1976@gmail.com | Thiết bị công nghệ Hóa Học Vận hành máy xeo Thiết bị ngành giấy |
3 | KS | Dương Thị Bích Hảo | Giảng viên | duongbichhao750@gmail.com | Sản xuất bột giấy Kiểm nghiệm bột Kiểm nghiệm giấy |
4 | KS | Nguyễn Thị Thanh Tâm | Giảng viên | thanhtamcng@gmail.com | Xử lý nguyên liệu Kiểm nghiệm bột Kiểm nghiệm giấy |
5 | ThS | Cao Thị Bình | Giảng viên | ht2464@gmail.com | Hóa đại cương Xử lý môi trường Văn hóa DN |
6 | ThS | Mai Thị Thoa | Giảng viên | maithoakhoahoa@gmail.com | Hóa phân tích Văn hóa DN |
7 | ThS | Trần Thị Thanh Loan | Giảng viên | Tranthanhloan.khoadien@gmail.com | Đo lường và điều khiển QT công nghệ |
8 | ThS | Nguyễn Thị Thu Hà | Giảng viên | hantt111982@gmail.com | Tiếng anh giao tiếp Tiếng anh chuyên ngành |
Tác giả: ThS. Hồ Thị Thúy Liên - trưởng khoa Công nghệ Giấy